Đăng nhập

Nông nghiệp với vai trò trụ đỡ cho nền kinh tế Việt Nam
Khẳng định vai trò của ngành nông nghiệp với vai trò trụ đỡ trong dịch COVID-19, Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực.
Với thế mạnh nông nghiệp, Việt Nam có ưu thế đảm bảo an ninh lương thực hơn phần lớn các nước đang phát triển ở châu Á, và có vai trò ngày càng tăng trong hỗ trợ an ninh lương thực cho các quốc gia khác.
Quy trình sản xuất tại một cơ sở chế biến thủy sản của tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)
Trong bối cảnh phải chịu sự tác động nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, cơn đại dịch toàn cầu Covid-19 khiến cho ngành nông nghiệp thế giới nói chung, cũng như của Việt Nam nói riêng gánh thêm những thách thức lớn.
Với một đất nước hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, câu hỏi đặt ra lúc này là làm sao vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa đảm bảo lợi ích kinh tế cho đất nước?
Đáp án cho lời giải này đã được đưa ra bằng những nỗ lực cụ thể, bằng các số liệu tính toán cẩn trọng cũng như những quyết sách linh hoạt đúng thời điểm.
Khẳng định vai trò của ngành nông nghiệp với vai trò trụ đỡ trong đại dịch COVID-19, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động có giải pháp kịp thời khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản; theo dõi tình hình thời tiết, hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương có phương án sản xuất phù hợp để đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm cho 100 triệu dân.
Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tính toán các phương án để khi cần có thể tận dụng cơ hội về giá và nhu cầu lượng thực trên thế giới đang tăng để tiếp tục xuất khẩu lương thực ở mức hợp lý.
Khẳng định vị thế và tìm cơ hội trong khó khăn, đó chính là điểm nhấn của ngành nông nghiệp - điểm sáng trong phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
Vai trò không thể thay thế
Sau 10 năm thực hiện Kết luận số 53-KL/TW ngày 5/8/2009 của Bộ Chính trị về Đề án “An ninh lương thực Quốc gia đến năm 2020,” sản lượng lúa của cả nước tăng từ 39,17 triệu tấn (năm 2009) lên 43,4 triệu tấn (năm 2019); bình quân lương thực đầu người tăng từ 497 kg/năm lên trên 525 kg/năm, đưa Việt Nam vào nhóm 6 nước hàng đầu về chỉ số này và vai trò của Việt Nam trong hỗ trợ an ninh lương thực cho các quốc gia khác ngày càng tăng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận thức rõ tầm quan trọng của an ninh lương thực, qua mỗi thời kỳ, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thiết thực phát triển nông nghiệp gắn với duy trì, cải thiện chất lượng tình hình an ninh lương thực quốc gia và từng bước nâng cao thu nhập, mức sống cho người dân.
Xuyên suốt nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nghị quyết đã xác định “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài."
Bám sát Nghị quyết này, trong 10 năm gần đây (2009-2019), tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 2,61%/năm, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 3,64%, đóng góp đáng kể trong tăng trưởng GDP cả nước.
Ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ đảm bảo sứ mệnh an ninh lương thực, thực phẩm cho quốc gia mà còn xuất khẩu nhiều mặt hàng cho giá trị cao.
Trong 10 năm qua, sản lượng lúa gạo tăng từ 39,2 triệu tấn năm 2009 lên 43,45 triệu tấn năm 2019, tăng 12,2%, sản lượng rau các loại tăng 80,5%, trái cây tăng 50%.
Thu hoạch lúa Đông Xuân năm 2019-2020 tại xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười. (Ảnh : Nguyễn Văn Trí/TTXVN)
Nhiều mặt hàng còn được xuất khẩu với giá trị cao; trong đó, 7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm gồm rau quả, gạo, cao su, càphê, hạt điều, hạt tiêu, sắn và sản phẩm từ sắn.
Hiện, năng suất lúa của Việt Nam cao nhất Đông Nam Á, đạt 5,6 tấn/ha, gần gấp đôi so với Thái Lan và gấp 1,5 lần so với Ấn Độ trở thành quốc gia bền vững an ninh lương thực hơn phần lớn các quốc gia đang phát triển ở châu Á và có sản lượng lớn xuất khẩu.
Năm 2020, mặc dù nông nghiệp Việt Nam phải gánh chịu thời tiết bất thường, hạn mặn nặng nề ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, dịch tả lợn châu Phi trên cả nước, dịch cúm gia cầm chưa kiểm soát, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 trên toàn cầu vẫn diễn biến phức tạp, nhưng với cố gắng của toàn ngành trong việc đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, tái cơ cấu sản xuất, ngăn ngừa kiểm soát dịch bệnh, dự kiến diện tích, sản lượng các loại nông sản hàng hóa vẫn ổn định và tăng so với năm 2019, đảm bảo an ninh lương thực trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53 của Bộ Chính trị về Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020” mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, gạo có vai trò quan trọng trong cơ cấu thực phẩm, cho nên Chính phủ sẽ trình Bộ Chính trị việc giữ trên 3,5 triệu ha đất trồng lúa để ít nhất có 35-38 triệu tấn lúa, tương ứng 22 triệu tấn gạo trong cân đối.
Cụ thể, dự kiến năm 2020 sản lượng thóc ước đạt 43,5 triệu tấn thóc; trong đó cân đối cung cầu lương thực khoảng 30 triệu tấn thóc, dự trữ trong nước 3,8 triệu tấn thóc và 6,5-7 triệu tấn gạo xuất khẩu (tương đương 13-13,4 triệu tấn thóc).
Theo ông Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước ảnh hưởng của dịch COVID-19 Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản, tính tự cung tự cấp khá cao nên khá ổn định so với một số nước phải nhập khẩu nhiều nông sản.
Nhiều nước đang đánh giá, Việt Nam hoàn toàn không thiếu hàng hóa. Trong khi nhiều nước, nguy cơ mất an ninh lương thực cao nếu dịch kéo dài.
Tuy nhiên, ông Đào Thế Anh cũng lưu ý, trước diễn biến phức tạp của dịch, thì việc đầu tiên phải ổn định là nông nghiệp. Bởi, Việt Nam dân số đông, đòi hỏi an ninh lương thực cao.
Với góc nhìn của chuyên gia đầu ngành nông nghiệp, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết các nhà khoa học Việt Nam đã chọn lọc được các giống có thể cho thu hoạch sau 3-3,5 tháng nên lúc nào các vùng sản xuất cũng có lúa và lúc nào cũng gặt được.
Việt Nam không lo thiếu gạo vì lượng lúa gạo vừa thu hoạch trong vụ Đông Xuân 2019-2020, sau khi đã dành cho an ninh lương thực vẫn dư thừa ít nhất 3 triệu tấn.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đánh giá, hiện nay, các địa phương rất chú ý đến nông nghiệp trong bối cảnh ứng phó dịch COVID-19.
Đại dịch sẽ tác động tổn thương đến tất cả các ngành kinh tế, nhưng đặc thù ngành nông nghiệp nếu sản xuất tốt sẽ góp phần quan trọng trong cung cấp nhu yếu phẩm lương thực, thực phẩm cho đất nước.
Bứt phá từ khó khăn
Việt Nam có vị trí địa lý nằm trong khu vực thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, dịch bệnh xuyên biên giới, chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phát triển sản xuất nông nghiệp hàm chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững...
Mặc dù giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt trong các tình huống bất ổn của đất nước nhưng ngành nông nghiệp năm nay cũng trải qua những khó khăn đến từ thiên tai, dịch bệnh và từ chính tác động của dịch COVID-19.
Đó là tình trạng mưa đá ở phía Bắc; hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; khô hạn gay gắt ở các tỉnh Tây Nguyên... tác động tiêu cực tới năng suất, sản lượng một số ngành hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như lúa gạo, trái cây, cà phê, hồ tiêu, cao su.
Bên cạnh đó, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ năm 2019 tuy đã được kiểm soát nhưng vẫn ảnh hưởng không nhỏ tới ngành chăn nuôi.
Cùng đó, dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng tại các thị trường xuất khẩu quan trọng của nông, lâm, thủy sản Việt Nam như Trung Quốc, EU, Mỹ buộc các nước này áp dụng các biện pháp phòng dịch đã gây ra tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề.
Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, cùng sự nỗ lực của các bộ ngành, địa phương, ngành nông nghiệp đang vượt qua khó khăn để vừa hoàn thành vai trò trụ đỡ cho nền kinh tế vừa sẵn sàng nắm bắt cơ hội sau dịch khi các thị trường có nhu cầu hàng hóa nông sản tiêu thụ trở lại.
Về sản xuất, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng linh hoạt diện tích trồng lúa, để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định, bộ cùng các địa phương bàn các giải pháp để vượt lên khó khăn, thách thức, các tình huống xảy ra đảm bảo tổ chức sản xuất đủ lúa gạo với 43,5 triệu tấn; trong đó xuất khẩu từ 6,5-6,7 triệu tấn.
Để tạo thuận lợi cho tiêu thụ hàng hóa cũng như chuẩn bị tốt các điều kiện đón cơ hội từ thị trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết ngành không chỉ chuyển dịch thị trường xuất khẩu mà còn định hướng chuyển dịch về cơ cấu sản phẩm trong chế biến.
Cụ thể, ngành khuyến cáo các nhà máy chế biến tăng cường công suất, tập trung phân khúc hàng khô, sơ chế, sản phẩm đóng hộp... để chuẩn bị tốt nhất phương án hậu dịch cho thị trường Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ; đặc biệt khi mùa hè quay trở lại.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh ngành nông nghiệp sẽ liên tục tái cơ cấu, hình thành các vùng sản xuất gắn với các nhà máy chế biến để chuỗi giá trị nông sản không chỉ còn là bán thô mà đổi mới từng bước nhằm tạo ra giá trị sâu nhất.
Bên cạnh mở rộng thị trường, các thị trường truyền thống cũng phải khai thác chất lượng hơn, trên nền tảng tổ chức sản xuất theo chuỗi để hàng hóa có số lượng, chất lượng tốt với giá thành cạnh tranh.
Mặt khác, nhằm giải quyết các nút thắt cho phát triển sản xuất, duy trì thương mại nông sản trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiến nghị Chính phủ tháo gỡ nút thắt về vốn tín dụng; chi phí sản xuất, thuế, phí, logistics...
Vận chuyển thanh long thu hoạch về nhà máy chế biến để đưa đi tiêu thụ. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước triển khai mạnh mẽ, hiệu quả gói tín dụng đối phó với dịch COVID-19; trong đó có thiết kế chính sách hỗ trợ riêng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân, thực hiện cơ cấu lại nợ, tiếp tục cho vay mới với lãi suất ưu đãi cho người dân, doanh nghiệp để phục hồi sản xuất, kinh doanh thuộc diện chịu ảnh hưởng của dịch.
Bộ Tài chính cũng cần triển khai nhanh chóng gói giải pháp gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; miễn thuế, miễn tiền thuê bến bãi, tiền điện, dịch vụ kho lạnh, bảo quản cho các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; xem xét hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trong ̣nước...
Quan trọng hơn cả là phục vụ thị trường trong nước bền vững thì mới tính đến xuất khẩu. 100 triệu dân cả nước trong bối cảnh này vẫn chủ động được lương thực, thực phẩm là một kết quả rất tốt đẹp.
Đây cũng là tiền đề ngành nông nghiệp tiếp tục chuẩn bị các bước tiếp theo để song song với dịch có những điều kiện tiếp tục tổ chức xuất khẩu, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đem lại hiệu quả cho bà con nông dân, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ./.
Nguồn tin: Theo TTXVN
Tin tức mới

Ngành nông nghiệp Việt Nam đạt kết quả xuất khẩu ngoạn mục trong năm 2020 đầy biến động
Ngày 24/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2020 và triển khai kế hoạch 2021. Bộ NN&PTNT vinh dự đón Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến tham dự hội

Nông nghiệp với vai trò trụ đỡ cho nền kinh tế Việt Nam
Khẳng định vai trò của ngành nông nghiệp với vai trò trụ đỡ trong dịch COVID-19, Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực.

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về ANLT ứng phó đại dịch COVID-19 tại hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp Nhóm G20
Hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng Nông nghiệp của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (gọi tắt là Nhóm G20) về ứng phó với đại dịch COVID-19 đã diễn ra từ 19h đến 22h ngày 21/4/2020 (giờ Việt Nam), theo sáng kiến của Nền kinh tế c

Đẩy mạnh nâng cao năng lực công nghiệp chế biến nông sản và thúc đẩy cơ giới hóa trong nông nghiệp
Ngày 21/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến về thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp. Hội nghị được tổ chức để đánh giá thực trạng, xác định giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp

Tình hình sản xuất nông nghiệp tháng 8, 8 tháng đầu năm 2019
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, sản xuất nông nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu vào gieo cấy, chăm sóc lúa mùa và thu hoạch lúa, hoa màu vụ hè thu. Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt. Dịch tả lợn châu Phi đang dần được kiểm soát, người dân bắt đầu trở

6 tháng đầu năm 2019: ngành nông nghiệp đối mặt nhiều khó khăn
Đây là nhận định tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2019 tại Bộ Nông nghiệp và PTNT sáng ngày 28/6. Trong 6 tháng đầu năm ngành NN-PTNT phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn: Dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp; Nắng nóng, hạn hán xảy ra kỷ

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Ngành mía đường cần giảm giá thành ở tất cả các khâu
Ngày 3/4, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã có buổi làm việc với Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường Việt Nam hiện nay.

Chủ động ứng phó vụ xuân ấm
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), tình hình thời tiết vụ ĐX 2018-2019 các tỉnh phía Bắc thời gian qua cũng như dự báo thời gian tới sẽ tiếp tục có diễn biến phức tạp, cực đoan.

Phó Thủ tướng xuống đồng ngày Xuân
Sáng ngày 11/2, tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ hội Tịch điền (cày ruộng) Đọi Sơn năm 2019. Đây là năm thứ 10 Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn được phục dựng.

Vụ Đông Xuân, các tỉnh phía Bắc có kế hoạch giảm 5.600ha lúa
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ Đông Xuân là vụ sản xuất chính quyết định sản lượng lương thực, giá trị tăng trưởng của lĩnh vực trồng trọt. Do vậy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các cục, vụ chuyên ngành và các tỉnh phía Bắ

Tái cơ cấu nông nghiệp: Nhìn từ hai ngành chủ lực
Theo ước tính, năm 2018 này chúng ta xuất được 6,15 triệu tấn gạo, kim ngạch ước 3,2 tỷ USD; tiếp tục đà tăng trưởng, ngành quả - rau - hoa kim ngạch ước 4 tỷ USD. Nếu tính chung kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thì hai mặt hàng này chiếm khoảng 18%.

Luật Trồng trọt, Chăn nuôi có hiệu lực từ ngày 01/01/2020
Chín luật được công bố gồm: Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Bảo v

Cà phê Tây Nguyên niên vụ 2018 - 2019: Nỗi buồn kép!
Tây Nguyên có khoảng 500.000ha cà phê, chiếm trên 95% diện tích cả nước. Tuy nhiên, vùng chuyên canh cà phê lớn nhất Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức như cà phê già cỗi, giá giảm và mất mùa trong niên vụ này.

Để ngành điều phát triển bền vững: Xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ
Hiện, ngành điều nước ta đang tồn tại nghịch lý: Doanh nghiệp chế biến phải nhập nguyên liệu với giá cao, xuất khẩu điều nhân với giá thấp, hàng trăm doanh nghiệp phải tạm thời đóng cửa... Vậy, đâu là giải pháp cho ngành điều?

Một số loại bệnh hại trên cây cà chua và biện pháp phòng trừ (Tiếp theo và hết)
Cây cà chua có tên khoa học là Lycopersicum esculentum Miller, thuộc họ cà Solanacea. Cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ; được trồng trên nhiều loại đất, song thích hợp nhất vẫn là đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt. Để c

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 13 - 19/11)
Bệnh khảm lá virus hại các tỉnh Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên; rệp sáp bột hồng hại ở Phú Yên và có thể gây hại tại các địa phương từng phát hiện trước đây.

Sơ kết sản xuất vụ Hè Thu, vụ Mùa 2018 tại các tỉnh phía Bắc
Ngày 6/11/2018, tại Nam Định, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị “Sơ kết sản xuất vụ Hè Thu, vụ Mùa 2018 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2018 - 2019 tại các tỉnh phía Bắc”. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, Phó Chủ tịc

Xuất khẩu cà phê mang về gần 3 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm
Theo ước tính, từ đầu năm đến nửa đầu tháng 10/2018, xuất khẩu cà phê đạt 1,51 triệu tấn, trị giá 2,862 tỷ USD, tăng 20,5% về lượng và tăng 0,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Tái cơ cấu nông nghiệp đang đi đúng hướng
Với mức tăng trưởng 3,65% trong 9 tháng qua của ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Nguyễn Xuân Cường, khẳng định: Tái cơ cấu nông nghiệp đang đi đúng hướng.

Thương mại nông sản quốc tế ngày càng quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động đến nông nghiệp
Thị trường lương thực mở, có thể dự đoán được và công bằng có thể giúp đẩy mạnh những nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu và góp phần giảm đói nghèo.

Cần khôi phục lại danh tiếng gạo Việt trên thị trường thế giới
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 6/2018 ước đạt 604.000 tấn, đưa khối lượng xuất khẩu gạo trong 6 tháng năm 2018 đạt khoảng 3,57 triệu tấn, với giá trị đạt 1,81 tỷ USD, tăng 25% về khối lượng

BÃI BỎ MỘT LOẠT PHÍ, LỆ PHÍ TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã rà soát bãi bỏ hoặc trình cấp có thẩm quyền bãi bỏ các loại phí, lệ phí không hợp lý trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm giảm thủ tục hành hành chính, giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Xuất khẩu rau quả phấn đấu đạt 4 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả suốt mấy năm liền luôn tăng trưởng mạnh mẽ, tháng 7/2018, kim ngạch xuất khẩu rau quả ước đạt 290 triệu USD; lũy kế 7 tháng đầu năm 2018, giá trị xuất khẩu rau quả đạt 2,29 tỷ USD, bằng 57,25% mục tiêu cả năm. Còn 5 tháng nữa để các doan

Giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh, Trung Quốc vẫn là thị trường chính
Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1,81 tỷ USD, tăng 42%; Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu gạo của VN.

Xuất khẩu nông sản: Đâu là “át chủ bài”?
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản 5 tháng đầu năm 2018 đạt 15,6 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2017 và Việt Nam có cơ hội đứng trong top 5 các quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

Tiêu chí công nhận tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa ban hành Thông tư quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp.

Ban hành Thông tư hỗ trợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 14 hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị

Các nhà khoa học canh tác và thu hoạch thành công lúa chịu mặn trên sa mạc Dubai
Một nhóm các nhà khoa học từ Trung Quốc đã trồng và thu hoạch thành công lúa gạo trên sa mạc của Dubai, bằng cách sử dụng một giống lúa lai có thể sinh trưởng trong nước mặn.

Thay đổi tư duy sản xuất: Để không còn “nông nghiệp giải cứu”
Nông nghiệp với những câu chuyện nhức nhối như “giải cứu nông sản”, “thẻ vàng”, sản xuất nông nghiệp bền vững,... trở thành điểm “nóng” của phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV

Nông nghiệp vươn lên trong thách thức từ FTA
Năm 2018, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ chuyển mình từ mọi góc độ, đáng chú ý là sự khởi sắc của hoạt động xuất - nhập khẩu với việc nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực hoặc tiếp tục được triển khai trên phạm vi rộng hơn.

Mỗi nông dân sẽ có thu nhập 66 triệu đồng/năm
Thu nhập mỗi nông dân hiện là 33 triệu đồng, thấp so với bình quân 50 triệu của cả nước và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường muốn tăng gấp đôi thu nhập cho nông dân.

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 3 – 9/4)
Tại các tỉnh phía Bắc, bệnh lùn sọc đen hại rải rác trên trà lúa ở giai đoạn đẻ nhánh đến cuối đẻ nhánh. Sâu đục thân 2 chấm tiếp tục gây dảnh héo trên các trà lúa xuân sớm và chính vụ. Chuột, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá… hại tăng.

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 27/3 - 2/4)
Tại các tỉnh phía Bắc, bệnh đạo ôn tiếp tục tăng trên những diện tích xanh tốt, bón thừa đạm; trên các giống nhiễm; những diện tích đã bị nhiễm bệnh chưa được phòng trừ.

Mía đường lại kêu cứu
Ông Nguyễn Văn Hải, Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), cho biết lượng đường tồn kho trong cả nước hiện nay trên 300.000 tấn. Trong đó, Công ty CP Mía đường Cần Thơ (Casuco) tồn khoảng 30.000 tấn vừa được Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang kêu gọi "giải

Nông nghiệp 4.0 và giải pháp để không tụt hậu
Đối với Việt Nam, áp dụng thành tựu nông nghiệp 4.0 (NN 4.0) là ứng dụng các thành tựu của công nghiệp 4.0 (Internet, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ chiếu sáng, công nghệ robot…) vào nông nghiệp sao cho giảm thiểu công lao động, giảm thất t

Năm 2018, Chính phủ tiếp tục chủ trương “giảm chi phí cho DN"
Năm 2018, Chính phủ vẫn tiếp tục thực hiện mạnh mẽ chủ trương “giảm chi phí cho doanh nghiệp”. Trên là ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phi Thường, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội về chủ trương giảm chi phí

Những tin vui đầu năm
Ngành nông nghiệp liên tục đón những tin vui đầu năm 2018 khi Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường vừa trực tiếp ấn nút xuất khẩu lô thủy sản đầu tiên trong năm hay xuất khẩu cao su có nhiều triển vọng. Ở thị trường trong nước, giá các loại rau, củ, quả

Năm 2018, nông nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng 3%, xuất khẩu 40 tỷ USD
Trong năm 2018, Bộ Nông nghiệp và PTNT phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tối thiểu 3,0%, trong đó lĩnh vực trồng trọt đạt tối thiểu 2,2%, chăn nuôi 3%, thủy sản 5,5%, lâm nghiệp 6%. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 40 tỷ USD, trong đó các sản phẩm trồng trọt trên

Thủ tướng khẳng định vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2017 của ngành NN&PTNT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay năm 2017, ngành nông nghiệp đã hoàn thành và vượt những mục tiêu quan trọng. Đặc biệt so với năm 2016 là vượt cao. Ngành nông nghiệp đã đóng góp rất

Xuất khẩu gạo năm 2017: Mức tăng trưởng vượt kỳ vọng
Trái ngược với những dự báo hồi đầu năm rằng xuất khẩu gạo trong năm 2017 sẽ gặp nhiều khó khăn, bấp bênh, thông tin từ Bộ Công Thương và các doanh nghiệp cho thấy ngành gạo đã có một năm khá thành công về xuất khẩu, vượt xa kế hoạch đã đề ra trước đó.

Hệ thống canh tác bền vững tại Tây Ban Nha, Trung Quốc và Hàn Quốc được công nhận toàn cầu
Năm hệ thống canh tác truyền thống tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Tây Ban Nha vừa được Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) đưa vào “Hệ thống Di sản Nông nghiệp Quan trọng Toàn cầu”.

Niềm vui mùa cà phê chín ở Tây Nguyên
Thời điểm cuối năm cũng là lúc những trái cà phê bắt đầu chuyển từ xanh sang đỏ, báo hiệu vụ mùa bận rộn của nông dân các tỉnh Tây Nguyên. Trên khắp nương rẫy cà phê, nơi đâu cũng bắt gặp sự rộn rã của lời nói tiếng cười.

Xuất khẩu quả - rau - hoa là cơ hội và một giải pháp thoát nghèo cho khu vực nông thôn, miền núi
Dự báo giá trị xuất khẩu quả - rau - hoa năm 2018 sẽ vượt giá trị xuất khẩu gạo thời điểm cao nhất (3,67 tỷ USD năm 2012) và trước năm 2025 sẽ vượt mốc 10 tỷ USD/năm - giá trị xuất khẩu dầu thô cao nhất của nước ta (10,4 tỷ USD năm 2008). Những con số trê

11 nước đạt thoả thuận TPP với tên gọi mới 'CPTPP'
Bộ trưởng các nước thành viên đã đồng ý với tên gọi mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Trung Quốc: Thành công trong việc tăng năng suất giống gạo chịu mặn
Các nhà nghiên cứu ban đầu dự kiến sản lượng sẽ đạt khoảng 4,5 tấn/ha, nhưng đã rất bất ngờ khi bốn chủng gạo đã đạt năng suất từ 6,5 đến 9,3 tấn/ha.

Xuất khẩu gạo: Giảm lượng, tăng chất
Chiến lược xuất khẩu gạo được xác định là giảm lượng, tăng giá trị bằng cách nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu để đáp ứng nhu cầu càng cao của thị trường.

Tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa năm 2017
Tối 12–10, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh (25B, TP Thanh Hóa), UBND tỉnh tổ chức lễ tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa năm 2017 nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13-10).

Giáo sư Nguyễn Lân Hùng chia sẻ thông tin nông nghiệp tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Ngày 05 tháng 10 năm 2017, Huyện ủy huyện Hậu Lộc, UBND huyện Hậu Lộc đã tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức những ứng dụng tiến bộ sinh học trong phát triển nông nghiệp tại Trung tâm hội nghị của huyện.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất một số cây trồng vụ đông
TS. Trần Văn Khởi cho rằng vụ đông ở vùng đồng bằng sông Hồng là một vụ sản xuất đặc thù với 3 đến 4 tháng mùa đông lạnh, khô, có sự chuyển tiếp nền nhiệt đầu vụ và cuối vụ tạo nên sự phong phú đa dạng về chủng loại đối với cây trồng vụ đông, nhất là nhóm

Ngành mía đường muốn hội nhập được phải giảm giá thành
Trải qua 22 năm phát triển, thành tựu lớn nhất mà ngành mía đường đạt được là hoàn thành “Chương trình sản xuất 1 triệu tấn đường” từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 đã đề ra; hình thành ngành công nghiệp mía đường, xây dựng chuỗi liên kết “4

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Cần thay đổi tư duy làm chính sách
Các chính sách hỗ trợ xuất hiện “như cơn gió thoảng”, tư duy làm chính sách vẫn mang tính chỉ huy, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo kiểu xin – cho,... là những rào cản khiến quá trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó kh

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 12 – 18/9)
Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non hại diện hẹp trên trà lúa cấy muộn và những diện tích lúa xanh tốt. Rầy lứa 6 hại diện rộng trên các trà lúa...

Tập trung vào quản lý đất đai để phát triển nông nghiệp
Tại Hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) của Đảng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nhấn mạnh: Tập trung hoàn thiện pháp luật về đất đai, tạo thuận lợi hỗ trợ tích tụ tập trung ruộng đất để phát triển nôn

Vụ thứ 3 liên tiếp Xứ Thanh được mùa
“Nếu không có gì bất thường, vụ xuân năm nay tiếp tục thắng lớn. Hiện tâm lý của bà con nông dân đang rất hồ hởi, người người, nhà nhà sẵn sàng đón một mùa vàng bội thu”.

Hội nghị Tổng kết Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2016, phát động phong trào năm 2017 và trao Giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN
Sáng ngày 18/5/2017, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã tổ chức Hội nghị tổng kết Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG) năm 2016, phát động phong trào GTCLQG năm 2017 và trao Giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Đức Qu

Cà phê Việt Nam – Đẳng cấp đã được khẳng định
Xuất khẩu cà phê cả nước năm 2016 đạt 1,8 triệu tấn, giá trị gần 3,4 tỉ USD, tăng 34% về khối lượng và tăng 26% về giá trị so với năm 2015. Nhiều tín hiệu cho thấy cà phê Việt Nam đang đang khẳng định được vị thế của mình.

Tái cấu trúc để biến thách thức thành cơ hội
Làm gì để "biến nguy thành cơ" trong bối cảnh kinh tế của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng trưởng chậm? Đây là thách thức lớn cho các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và doanh nghiệp (DN) vùng ĐBSCL trong năm 2017. ĐBSCL đang đứng trước

Thời tiết cả nước thuận lợi du xuân dịp Tết
Trời rét nhẹ về đêm và sáng, ban ngày hửng nắng là kiểu thời tiết chủ đạo trong ngày Tết ở miền Bắc. Ở miền Nam và miền Trung cũng sẽ khô ráo, thuận lợi cho du xuân đón năm mới.

Sản xuất an toàn nâng cao giá trị nông sản
Dụng cụ kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau củ quả và đàn vật nuôi là một trong những giải pháp hữu hiệu nâng cao giá trị nông sản.

Năm mới với tầm nhìn mới, ý chí mới trong kiến tạo phát triển
Nhìn lại năm 2016 và nhìn tới năm 2017, Chính phủ mới đã không chỉ thành công trong việc "chèo lái" đưa nền kinh tế-xã hội vượt qua những khó khăn chưa từng có và đạt kết quả tích cực, mà quan trọng hơn, đã xác lập vững chắc niềm tin của người dân và cộng

Nhiều địa phương xin chuyển đổi đất lúa và kiến nghị sửa Luật Đất đai
Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết ngành NN-PTNT năm 2016 diễn ra thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều bộ, ngành và các địa phương trong cả nước. Sau báo cáo tổng kết ngành do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường trình bày, Thủ tướng chỉ đạo dành thờ

Nông nghiệp 2016, vượt thách thức, duy trì tăng trưởng
Trong năm 2016, ba điểm sáng lớn mà ngành nông nghiệp đạt được là: Tăng trưởng được phục hồi sau 6 tháng tăng trưởng âm; xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 32,1 tỷ USD, tăng hơn 6% so với 2015; vấn đề an toàn thực phẩm có sự chuyển biến căn bản, rõ nét, được cả

Thủ tướng gỡ nút thắt cho nông nghiệp
Thực hiện lời dạy của Bác: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”, văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: “Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đã vượt gạo, đạt 2,3 tỷ USD
Tính đến 15/12 năm nay, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 2,3 tỷ USD, còn gạo xuất khẩu mới chỉ đạt 2,1 tỷ USD.

Thủ tướng: Phấn đấu sớm đưa Việt Nam thành một quốc gia hàng đầu về sản phẩm nông nghiệp
Chiều 18/12, tại TPHCM, dự Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định dành gói tín dụng khoảng 50 – 60 nghìn tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao với cơ chế vay thuận lợi, thông thoáng nhất

Cà phê Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng
“Nếu trước đây ở châu Âu, các nhà rang xay khi nghe nói đến cà phê Việt Nam họ đều từ chối mua cà phê của Việt Nam bởi khẩu vị cà phê của họ khác với vị cà phê của Việt Nam. Thì hiện nay nếu gặp nhà rang xay ở châu Âu họ sẽ nói: sẽ là sai lầm lớn nếu tron

Khi cây rau màu góp phần giảm nghèo
Việc phát triển cây vụ đông góp phần đẩy lùi tỷ lệ hộ nghèo, giúp người dân vươn lên làm giàu, đóng góp thiết thực cho Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, nhiều hộ dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

XK gạo Việt Nam: “Cao không tới, thấp không xong”!
Đã từng là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu nhưng hiện gạo của Việt Nam đang gặp rất nhiều áp lực cạnh tranh, nhất là áp lực về giá. Đối với thị trường cấp thấp, gạo Việt Nam không cạnh tranh được về giá; với thị trường cao cấp, gạo Việt Nam không

Sắp có chính sách đột phá thu hút đầu tư vào nông nghiệp?
“Các chính sách thu hút đầu tư nông nghiệp thời gian tới sẽ mang tính “đột phá” và “sát thực tiễn” để doanh nghiệp yên tâm đầu tư”. Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại “Diễn đàn đối thoại với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực n

Chuyển giao công nghệ vùng nông thôn còn hạn chế
Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, vấn đề chuyển giao công nghệ vùng nông thôn, công nghệ sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi… được các đại biểu đặc biệt quan tâm. Khi góp ý cho Dự thảo luật Chuyển giao công nghệ, nhiều ý kiến cho rằng, cần có cơ c

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 5 - 11/12)
Tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn, dòi đục nõn, ốc bươu vàng phát sinh gây hại cục bộ trên các trà lúa ĐX sớm giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

Để sản xuất vụ mía 2016-2017 ở Thanh Hóa đạt năng suất cao
Cần tiến hành tưới nước bổ sung cho mía, tận dụng tối đa các phương pháp tưới nước như: tưới nhỏ giọt, tưới thấm, tưới tràn theo rãnh, nhất là vùng hạn, hoặc tận dụng xác thực vật che phủ như lá mía, thân lá ngô, đậu tương,...

Cà phê tăng giá, nông dân phấn khởi
Thời điểm này, cà phê ở Tây Nguyên bắt đầu chín rộ, nông dân đang khẩn trương thu hoạch cho kịp thời vụ. Giá cà phê hiện tăng cao kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, niềm vui này chưa thật sự trọn vẹn khi bà con lo ngại bước vào chính vụ, giá

Rau an toàn, bài toán khó đã có lời giải
Rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau đảm bảo chất lượng ATTP đã trở nên cần thiết với người tiêu dùng.

Phòng trừ sâu bệnh bằng... rau củ quả
Cái độc đáo nhất trong mô hình rau sạch của ông Hợp không phải là nhà màng, mà là chế phẩm sinh học trị sâu bệnh được chế từ các loại rau củ quả bỏ đi như hành, tỏi, ớt, gừng, vỏ cam.

Việt Nam sẽ nghiên cứu giống ngô chịu hạn
Đó là khẳng định của PGS.TS. Nguyễn Văn Tuất, Phó giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) tại hội nghị 20 năm thương mại hóa cây trồng biến đổi gen trên thế giới và kết quả nổi bật năm 2015 do VAAS phối hợp với Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứ

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (tuần từ 20/11 đến 27/11)
1. Trên lúa a) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên: - Sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân tiếp tục phát sinh gây hại trên các trà lúa giai đoạn đòng - trỗ. - Sâu keo, bọ trĩ, sâu năn, ốc bươu vàng phát sinh gây hại nhẹ trên các trà lúa giai đoạn mạ - đẻ

Thanh Hóa: Trồng thâm canh cây đinh lăng
Đinh lăng là một trong những loại cây dược liệu quý, được sử dụng ngày càng nhiều trong các sản phẩm Nam dược hay thực phẩm chức năng. Chính vì vậy, trong vài năm trở lại đây, mô hình trồng cây đinh lăng được nhiều nơi thực hiện và đem lại hiệu quả kinh t

Miên giảm sử dụng thuế nông nghiệp đến năm 2020
Chiều 11.11, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

TRỒNG NẤM CAO CẤP
Phát triển trồng nấm, nhất là các loại nấm có giá trị cao nhằm tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông dân là một trong những giải pháp trong tái cơ cấu nông nghiệp đang được triển khai vào thực tiễn SX tại Sóc Trăng. Bên cạnh nấm rơm được trồng ph

- 1
- 383
- 7,224,917